Báo cáo thường niên cập nhật tình hình ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học trên toàn cầu
Tình hình Canh tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu năm 2016 của James C
Tổ chức Quốc tế về Tiếp thu các Ứng dụng Công nghệ Sinh học trong Nông nghiệp (ISAAA) đã phát hành báo cáo thường niên cập nhật tình hình ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) hay cây trồng biến đổi gen (BĐG) trên toàn cầu. Báo cáo đã cập nhật những số liệu mới nhất về những lợi ích liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường của cây trồng BĐG. Báo cáo của ISAAA cho thấy ứng dụng cây trồng biến đổi gen đã giúp giảm lượng phát thải khí CO2; góp phần bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm nhu cầu khai phá thêm khoảng 19.4 triệu ha đất nông nghiệp vào năm 2015; và giảm tác động tiêu cực từ canh tác nông nghiệp lên môi trường thông qua việc giảm 19% nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ. Hơn nữa, ở các quốc gia đang phát triển, cây trồng công nghệ sinh học đã hỗ trợ giảm thiểu nạn đói khi giúp nâng cao thu nhập cho khoảng 18 triệu nông dân cùng gia đình của họ, từ đó giúp cải thiện và ổn định tài chính cho hơn 65 triệu người.
Download Báo cáo đầy đủ hoặc Xem bản tóm tắt
Chính quyền Mỹ đánh giá mức độ an toàn của Glyphosate
Dự thảo Đánh giá Rủi ro của Glyphosate tới Hệ sinh thái và Sức khoẻ con người bởi Cơ quan Bảo Vệ Môi Sinh Hoa Kỳ
Tính an toàn của glyphosate – một thành phần trong thuốc trừ cỏ phổ biến nhất hiện nay – đã từng là một chủ đề nóng vào năm 2017. Rất nhiều ngành khoa học thực vật đã lo lắng rằng những lời kêu gọi mang mục đích chính trị nhằm loại bỏ glyphosate khỏi thị trường sẽ tạo ra những tiền lệ đáng lo ngại cho các sản phẩm bảo vệ thực vật toàn cầu. Vào tháng 12, Cơ quan Bảo vệ Môi Sinh Hoa Kỳ đã công bố bản dự thảo các đánh giá rủi ro trong đó kết luận glyphosate không có nguy cơ gây ung thư cho con người và khi được sử dụng đúng sẽ không gây hại tới sức khoẻ của con người. Bản dự thảo này sẽ mở để lấy ý kiến của công chúng trong vòng 60 ngày sau đó trong năm nay.
Download Bản dự thảo hoặc Xem thêm Thông cáo báo chí của EPA
Tại sao nông dân lựa chọn trồng cây trồng công nghệ sinh học?
Báo cáo “Các tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu từ năm 1996 – 2015” của Graham Brookes và Peter Barfoot.
Báo cáo thường niên lần thứ 12 này đã cập nhật những lợi ích nổi bật mà nông dân trên toàn thế giới đã đạt được khi ứng dụng trồng cây trồng biến đổi gen. Theo đó, những lợi ích về kinh tế và môi trường của cây trồng công nghệ sinh học kể từ khi được thương mại hoá cho tới nay cũng được đánh giá chi tiết và cụ thể.
Xem bản tóm tắt tại đây
Các nhà khoa học đánh giá mức độ an toàn của cây trồng biến đổi gen như thế nào?
Hiệp hội Chất độc học – An toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Cây trồng biến đổi gen
Mặc dù có vô số những nghiên cứu khoa học đã chứng minh thực phẩm bắt nguồn từ cây trồng biến đổi gen an toàn và dinh dưỡng như các loại cây trồng thông thường khác nhưng vẫn có những câu hỏi về mức độ an toàn của loại thực phẩm này. Trong bản tuyên bố gần đây nhất của Hiệp hội Chất độc học (Society of Toxicology) đã đưa ra bản tóm tắt tổng quan về quy trình nghiên cứu và các nguyên tắc để đánh giá mức độ an toàn của cây trồng công nghệ sinh học.
An toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Cây trồng biến đổi gen của Delaney B, Good man RE và Ladics GS
Một báo cáo khoa học cùng chủ đề với bản công bố của tạp chí Độc dược học cũng được xuất bản trong năm vừa qua.
Báo cáo đã nghiên cứu và đánh giá các tài liệu khoa học liên quan đến thực phẩm biến đổi gen trong vòng hơn 20 năm qua để tìm hiểu tính an toàn của loại thực phẩm này. Cùng với lý do như bản tuyên bố của tạp chí Độc Dược học, nghiên cứu này được thực hiện để lý giải những tranh cãi liên quan sự an toàn đến cây trồng biến đổi gen mặc dù cây trồng BĐG đã được phê duyệt bởi các cơ quan quản lý.
Nghị viện Mỹ đặt câu hỏi về tính toàn vẹn trong khoa học nghiên cứu của IARC
Tháng 10 vừa qua, Chủ tịch Uỷ ban Khoa học và Tiểu ban Môi trường Mỹ thuộc đảng Cộng hoà đã gửi thư tới Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế IARC , Christ Wild bày tỏ mối quan ngại về “tính toàn vẹn trong khoa học nghiên cứu” đối với các chương trình chuyên khảo của IARC. Chương trình này đưa ra danh sách các chất và đánh giá nguy cơ gây ung thư đối với con người. Bức thư đã nêu rõ những nghi ngại và mời ông Wild đến kiểm chứng cho uỷ ban.
Thông tin thêm tại link đính kèm
Đánh giá chi phí thực của các hoá chất gây rối loạn tuyến nội tiết
Cách tính chi phí bệnh tật do phơi nhiễm với các hoá chất gây rối loạn tuyến nội tiết.
Các nhà nghiên cứu người Đức đã tiến hành xem xét lại các nghiên cứu gần đây về cách tính chi phí ảnh hưởng tới sức khoẻ con người liên quan tới việc phơi nhiễm các hoá chất gây rối loạn tuyến nội tiết (EDCs). Bản đánh giá này được công bố trên Tạp chí khoa học chuyên về Độc dược học. Bản báo cáo khoa học này tìm ra những “thiếu sót quan trọng” về phương pháp đánh giá và cách tiếp cận các giả thiết. Báo cáo cho thấy các chi phí mang tính “ước lượng quá cao” và đề nghị không sử dụng cách ước tính chi phí này cho các buổi thảo luận về chính sách liên quan.
Vượt qua sự nghi ngờ của công chúng về khoa học
Khi lòng tin về khoa học ngày càng lung lay bởi Kabat G
Theo nghiên cứu này, khoa học và công nghệ đang tiếp tục phát triển ở tốc độ đáng kinh ngạc, sự hiểu biết về những bước tiến công nghệ này không phải lúc nào cũng có thể theo kịp dẫn tới sự nhầm lẫn tới các vấn đề gây tranh cãi như EDCs, thực vật biến đổi gen (GMOs) và thuốc trừ cỏ. Trong báo cáo của EMBO, Kabat Geoffrey của Trường Cao đẳng Y Albert Einstein đã tuyên bố để vượt qua những khủng hoảng về niềm tin, các nhà làm nghiên cứu khoc học phải chấp nhận sự thật rằng có không có sự đồng thuận khoa học về những chủ đề này.
Cái nhìn chi tiết về sự thiếu hụt các loại thụ phấn
Sau 3 năm các loại thuốc trừ sâu có nhóm chất neonicotinoid bị cấm: liệu chúng ta có thể mong chờ những tác động tới loài ong? Bởi Blacquière T, van der Steen J
Tài liệu đánh giá của trường đại học Wageningen đã đặt ra câu hỏi giữa việc giảm các loài thụ phấn tới việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nhóm chất neonics. Kết luận cho thấy việc giảm các loài ong mật là do các loại sâu bệnh, ký sinh trùng và các phương pháp nuôi ong mật không đúng cách. Vẫn còn quá sớm để đưa ra các đánh giá về tác động của việc cấm sử dụng các chất neonics năm 2013 tới các loài thụ phấn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của tài liệu này tạo tiền đề và cơ sở dữ liệu chính xác để thu thập thêm các bằng chứng cho các tranh cãi trong tương lai.
Neonics an toàn với các tổ ong
Sức nặng định lượng của các đánh giá dựa trên bằng chứng về các ảnh hưởng của các chất neonitotinoids đối với tổ ong của Solomon K và Stephenson G.
Một phân tích tiến hành bởi các nhà khoa học của trường đại học Guelph cho thấy ba trong số các chất neonics (thành phần thuốc trừ sâu) an toàn với tổ ong khi chất hợp chất này được sử dụng đúng hướng dẫn. Nghiên cứu này được đăng tải trên năm trang Tạp chí Độc dược học đã phân tích gần 60 tài liệu khoa học cùng 170 các nghiên cứu ngành chưa từng được công bố nhưng đã đệ trình lên các cơ quan pháp lý.
Download tài liệu hoặc đọc thông cáo báo chí
Nếu bạn cần thêm những tài liệu khác của những năm trước, có thể tìm hiểu thêm ở các tài liệu dưới đây nhé
Các nghiên cứu năm 2017 https://croplife.org/news/top-10-studies-you-should-have-read-in-2016/
Các nghiên cứu năm 2016: https://croplife.org/news/10-influential-studies-from-2015/
Các nghiên cứu năm 2015: https://croplife.org/news/10-most-influential-studies-from-2014/