Với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia đầu ngành về thuốc trừ cỏ và thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV), sự kiện đã cung cấp các thông tin cập nhật nhất về hiện trạng sử dụng thuốc trừ cỏ trong canh tác nông nghiệp Việt Nam hiện nay, những thách thức trong công tác quản lý và sử dụng cũng như tầm quan trọng của việc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin, hướng dẫn nông dân trong việc sử dụng thuốc một cách có trách nhiệm, an toàn và hiệu quả.
Tầm quan trọng của sử dụng thuốc trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam là nội dung đầu tiên được thảo luận tại hội thảo. Từ những năm 1950 cho tới nay thuốc trừ cỏ vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp cải thiện năng suất nông nghiệp, tiết kiệm sức lao động cho người nông dân, từ đó nâng cao thu nhập nông hộ. Theo Tiến sỹ Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT): “Nếu không có các sản phẩm thuốc trừ cỏ hoá học, gần 1 nửa sản lượng nông nghiệp sẽ bị thiệt hại, từ khoảng 40 – 45%. Thêm vào đó, nếu chỉ sản xuất nông nghiệp hữu cơ không sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học, nông dân sẽ phải trả chi phí gấp 20 lần cho phòng trừ cỏ dại so với sản xuất thông thường, có sử dụng thuốc trừ cỏ.”
Trong số tất cả các phương thức trừ cỏ được áp dụng trong nông nghiệp hiện nay, thuốc trừ cỏ hóa học được sử dụng nhiều và phổ biến nhất do tác động nhanh, chi phí thấp, hiệu lực sinh học cao. “Thuốc trừ cỏ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hiện tại chưa có giải pháp nào thay thế thuốc trừ cỏ hoá học ngay tại các khu vực canh tác phát triển như châu Âu từ hiệu quả tới chi phí. Việt Nam cũng đưa vào thử nghiệm nhiều phương pháp quản lý cỏ dại thay thế nhưng vẫn chưa thể áp dụng đại trà do giá thành đắt, hiệu quả thấp” – Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Văn Tuất (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chia sẻ.
Hiện tại, trong danh mục thuốc trừ cỏ gồm 234 hoạt chất, 713 tên thương phẩm tại Việt Nam. Lượng thuốc trừ cỏ sử dụng có xu hướng ngày càng tăng. Việt Nam thực tế lượng sử dụng thuốc trừ cỏ còn thấp so với thế giới và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang có nhiều biện pháp để cải thiện quản lý thuốc trừ cỏ. Những năm gần đây, lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng trong sản xuất có xu hướng ngày càng tăng khiến yêu cầu về việc cải thiện cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả và an toàn ngày càng quan trọng. Thách thức chính được nêu ra trong hội thảo đó là việc lạm dụng thuốc trừ cỏ, sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, sử dụng sai mục đích, đặc biệt là trình độ nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm xã hội của người sử dụng thuốc trừ cỏ tại Việt Nam còn hạn chế là những nguyên nhân chính gây ra một số ảnh hưởng không mong muốn tới sức khoẻ cộng đồng và môi trường trong thời gian gần đây.
Một trong các giải pháp được đưa ra là cần hạn chế, cắt giảm số lượng thuốc trừ cỏ tại Việt Nam – thay thế bằng các phương thức trừ cỏ sinh học, cơ giới hay làm cỏ thủ công… Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nếu tính tới phương án này cần xem xét lộ trình thích hợp và dựa vào các đánh giá cụ thể, toàn diện về kinh tế xã hội và môi trường của việc cắt giảm bởi đây vẫn công cụ trừ cỏ quan trọng mà nông dân đã sử dụng trong qua hơn nửa thế kỷ. Tiến sỹ Nguyễn Trường Thành, Nguyên Trưởng Bộ môn thuốc, cỏ dại và môi trường – Viện Bảo Vệ Thực Vật cho biết: “Nếu sử dụng các biện pháp cũ như làm cỏ bằng tay, nông nghiệp hữ cơ chỉ có thể sản xuất ra 1/3 lượng lương thực như hiện tại. Sử dụng hoá chất là điều bắt buộc để có thể sản xuất đủ lương thực cho thế giới hiện tại. Tỉ lệ hoạt chất thuốc trừ cỏ trên 1 đơn vị diện tích tại Việt Nam thực tế là thấp. Ví dụ như Hà Lan 10kg AI/ ha trong khi Việt Nam trung bình 1kg AI/ ha. Ngoài ra, cũng không nên lấy tổng lượng nhập khẩu thuốc BVTV chia cho đơn vị diện tích canh tác để ra lượng sử dụng vì Việt Nam đang tái thuốc bvtv rất nhiều.”
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng thống nhất tiếp tục cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tập huấn cho bà con nông dân, làm việc chặt chẽ với các trung tâm khuyến nông, hợp tác xã để đẩy mạnh vai trò của các chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc BTV một cách an toàn hiệu quả. Thành công của hoạt động này không chỉ là giải pháp cơ bản khắc phục tác động tiêu cực hiện nay, mà còn là điều kiện để nâng giá trị chất lượng hàng nông sản phục vụ cho tiêu dùng trong nước, lẫn cho xuất khẩu. “Cần tăng cường tuyên truyền sử dụng đúng cách vì nếu sử dụng sai thì có loại bỏ bao nhiêu chăng nữa cũng không giải quyết được vấn đề” – Tiến sỹ Nguyễn Xuân Hồng chia sẻ.
Bản chất thuốc trừ cỏ không gây hại nếu sử dụng đúng. Đây là thông điệp được nhắc nhiều tại hội thảo. Theo CropLife Việt Nam, thời gian trung bình để có được một sản phẩm thuốc BVTV mới, trong đó có thuốc trừ cỏ, từ giai đoạn nghiên cứu, cấp phép đến khi ra thị trường hiện nay là 11 năm với tổng chi phí khoảng 286 triệu đô la Mỹ. Điều này cho thấy giai đoạn nghiên cứu và phát triển rất khắc nghiệt nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng là hiệu quả, an toàn cho sức khoẻ con người và môi trường. “Mặc dù, các hoạt động đào tạo, tập huấn nông dân của CropLife chưa thể tiếp cận tới tất cả 10 triệu nông hộ trên cả nước, nhưng chúng tôi vẫn đang nỗ lực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, các đối tác có liên quan để thúc đẩy hiệu quả các chương trình này, trong đó chiến lược là triển khai các chương trình theo ngành hàng, chuỗi giá trị. Chúng tôi mong muốn có thể tiếp cận và mang các chương trình này tới khoảng 1 triệu nông dân trong năm 2020.” – ông Bùi Kịp, đại diện CropLife Việt Nam cho biết.
Trường hợp cụ thể về Glyphosate: Những thông tin gây nhầm lẫn
Nhiều quốc gia đã ban hành lệnh cấm glyphosate
- Sự thật: Cho đến nay, chưa có quốc gia nào chính thức cấm sử dụng glyphosate. Duy nhất chỉ có Sri Lanka ban hành lệnh cấm – hạn chế sử dụng glyphosate dựa theo phân loại của IARC vào năm 2016. Tuy nhiên, vào đầu năm 2018 Chính phủ Sri Lanka đã phải dỡ bỏ lệnh cấm này vì làn sóng phản đối dữ đội từ nông dân do những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cũng như các tác hại không thể khắc phục được. Một lãnh đạo Sri Lanka đã trả lời phỏng vấn báo chí “Ngành trồng trọt tại Sri Lanka nói chung và ngành chè nói riêng phải chịu tổn thất 10 – 20 tỉ Rs. mỗi năm do bị cấm sử dụng glyphosate. Những người chịu thiệt hại nhiều nhất do lệnh cấm này gây ra chính là các nông hộ sản xuất nhỏ.”
Glyphsoate gây ung thư
Sự thật:
- Tính đến nay, không có bất kỳ cơ quan pháp chế nào kết luận glyphosate là tác nhân gây ung thư. Glyphosate lịch sử sử dụng an toàn, có hơn 800 nghiên cứu khẳng định tính an toàn từ các cơ quan uy tín hàng đầu thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ và các cơ quan pháp chế tại Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, Úc, Canada…”
- Phân loại của lARC là ngoại lệ, trái ngược với kết luận của cộng đồng khoa học và cơ quan quản lý toàn cầu, bao gồm cả 3 tổ chức khác của WHO.
Bài báo dẫn chứng thông tin:
- Nông dân SriLanka kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm với glyphosate tại SriLanka: http://www.ft.lk/front-page/Tea-industry-unites-to-call-for-lifting-of-glyphosate-ban-or-viable-alternative-in-face-of-mounting-/44-649479
- Chính phủ SriLanka chính thức dỡ bỏ lệnh cấm glyphosate vào tháng 5/2018: http://www.sundaytimes.lk/180715/news/glyphosate-ban-lifted-302600.html
- Báo cáo khoa học: Tầm quan trọng của sử dụng glyphosate tại và tác động kinh tế xã hội của việc hạn chế sử dụng glyphosate trên toàn cầu: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29035143