Những phát hiện này đã được đăng tải trên ấn phẩm điện tử Scientific Reports (Những Báo cáo khoa học) vào đầu năm 2018 trong bối cảnh tranh cãi xung quanh tương lai phát triển của ngành nông nghiệp toàn cầu đang gia tăng.
Một công trình phân tích tổng hợp (meta-analysis) được thực hiện trên 6.000 nghiên cứu độc lập (peer-reviewed) công bố trong giai đoạn 1996 – 2016. Kết quả phân tích tổng hợp này đã chứng minh rằng ngô BĐG không những giúp tăng thêm 25% năng suất cây trồng mà còn cải thiện chất lượng hạt ngô và mức độ an toàn của thực phẩm nhờ giảm độc tố trong hạt ngô BĐG.
Ông Mark R. O’Brian, chủ tịch của Khoa hóa sinh thuộc Trường ĐH Buffalo, là người không tham gia vào công trình phân tích tổng hợp này, đã trả lời báo Newsweek rằng “Công trình nghiên cứu này rất đặc biệt bởi vì nó phân tích lý thuyết với các mẫu ngô được nghiên cứu là các mẫu ngô trong điều kiện đồng ruộng, theo đó kết quả phân tích được xem xét qua hàng loạt dữ liệu nghiên cứu về ngô BĐG ngoài đồng ruộng trong so sánh ngô truyền thống tương đương”. Ông cũng cho biết thêm “Kết quả có được là nhờ sử dụng các một số lượng lớn dữ liệu sẵn có.”
Tương tự, Patrick Gibney, một trợ giảng trong ngành khoa học thực phẩm tại Trường ĐH Cornell, mặc dù không tham gia vào nghiên cứu cũng đánh giá cao nỗ lực và tính nghiêm túc của công trình phân tích tổng hợp này. “Phân tích tổng hợp này cung cấp thêm bằng chứng về giá trị mà cây trồng BĐG có thể mang lại” ông Gibney kết luận.
GMO là từ viết tắt của sinh vật biến đổi gen, để chỉ một cây trồng hoặc một động vật đã được cải tiến bằng cách bổ sung thêm một lượng nhỏ vật liệu di truyền của một sinh vật khác. Đối với trường hợp của ngô BĐG, loại gen được chuyển giúp cho ngô kháng sâu hại và chống chịu thuốc trừ cỏ tốt hơn. Theo báo cáo của Genetic Literacy Project, có ba loại ngô BĐG là ngô chống chịu thuốc trừ cỏ, kháng sâu hại và loại ngô kết hợp cả hai đặc tính này.
Theo Tạp chí khoa học Scientific American, những người phản đối cây trồng biến đổi gen tin rằng những loại thực phẩm từ cây trồng BĐG gây bất lợi cho sức khỏe con người hoặc thậm chí có khả năng gây độc. Ngoài ra, nhiều người cũng phản đối cây trồng BĐG vì cho rằng loại cây trồng này có nguy hại tiềm ẩn đối với môi trường. Ví dụ, một số người đã cho rằng các cây trồng biến đổi gen có thể gây hại cho ong, mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều đó là không chính xác.
Theo ông O’Brian, hầu hết những mối lo sợ về cây trồng BĐG đều không dựa trên bất kỳ căn cứ khoa học nào và vì vậy “kết quả phân tích mới này có lẽ cũng sẽ không làm thay đổi được quan điểm của những người đang phản đối.”
Trong khi đó, những người ủng hộ BĐG nhấn mạnh rằng những loại cây trồng này có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt lương thực trên toàn thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu và gia tăng dân số đang tạo nên áp lực lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu.
Mặc dù công trình nghiên cứu nghiêm túc này vậy có thể giúp chúng ta hiểu hơn về tính an toàn và lợi ích về sức khỏe của cây trồng BĐG, thực tế cho thấy công nghệ này vẫn còn tương đối mới (công trình về sinh vật BĐG đầu tiên được cấp bằng sáng chế gần 40 năm trước). Ông Gibney nhấn mạnh rằng chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu ưu điểm và hạn chế của công nghệ để tận dụng tối ưu cũng như đem lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội khi ứng dụng công nghệ này.
Tham khảo toàn văn nghiên cứu tại: https://www.nature.com/articles/s41598-018-21284-2
Bài viết gốc trên Newsweek: http://www.newsweek.com/gmo-ge-corn-farming-agriculture-816261