Khoa học cây trồng: Đứng trước viễn cảnh toàn bộ số cây cổ thụ trên thế giới bị xóa sổ, các nhà khoa học đã vào cuộc để nhân bản một trong những loài cây lâu đời nhất.
Theo ước tính, 90% số lượng cây cổ thụ trên hành tinh của chúng ta đã bị đốn ngã để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Điều này đẩy thế giới phải mặt với mối đe dọa về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Vì thế, các nhà khoa học đang nỗ lực ngăn chặn đà giảm mạnh của những cây cổ thụ. Họ quyết định tiến hành nhân bản loại cây tùng khổng lồ ở khu vực núi Siera Nevada, California, Mỹ. Đây là loài thực vật có thể phát triển với chiều cao lên đến 76m, đường kính thân 9m và sống thọ tới hơn 3.000 năm.
Để bảo tồn loài cây khổng lồ này và nhằm tạo ra một hệ sinh thái mới, các nhà khoa học đã tiến hành lưu trữ vật liệu di truyền từ những cây lâu năm. Chuyên gia thực vật Jacob Milarch cùng cộng sự phải sử dụng tới thiết bị chuyên dụng để leo lên độ cao hơn 60m.
Họ thu thập mẫu từ thân cây, sau đó chuyển đến phòng thí nghiệm ở Michigan. Tại đó, chúng được nuôi dưỡng cho tới khi đủ lớn rồi đem đi trồng khắp nơi trên thế giới. Milarch trả lời tờ CBS News cho biết, nhóm nghiên cứu đã nhân bản thành công khoảng 250.000 cây.
Được biết, tổ chức phi lợi nhuận Archangel Ancient Tree Archive đã tài trợ cho nhóm của Milarch với mục đích bảo tồn môi trường sống cho thế hệ mai sau. “Dự án không phải dành cho chúng ta, nó dành cho những thế hệ sau này. Đó như một món quà quý giá với tới con cháu chúng ta”.
Cù tùng hay còn gọi là tùng bách, thuộc họ thông, có chiều cao lớn nhất từ 70 -120m. Sở dĩ loài này sống lâu như vậy nhờ bộ rễ đặc biệt, cứng như thép và lan rộng sâu trong lòng đất. Rễ khỏe giúp hút nhiều dưỡng chất nuôi dưỡng thân cây. Tùng bách cũng chứa nhiều kháng thể nên có thể chống chọi với côn trùng, sâu bọ và thời tiết khắc nghiệt.
Nổi tiếng nhất của loài này là cây tùng có tên President ở dãy núi tuyết Nevada, Mỹ, một trong những cây sequoia cổ thụ lớn nhất thế giới có chiều cao 74m, ngang với tòa nhà 20 tầng. Tuổi đời của nó ước tính vào khoảng 3.200 năm.