Khoa học cây trồng: Loại cây kỳ lạ này thậm chí còn khiến cho nhiều người nghi ngờ về sự tồn tại của chúng.
Từ khi xuất hiện tại một khu rừng ven biển thuộc California, Mỹ, loài cây gỗ hồng bạch tạng này đã khiến các nhà khoa học trăn trở hơn 1 thế kỷ. Loài cây này còn được gọi là “cây ma” bởi chúng sở hữu một màu trắng đặc biệt, và không có diệp lục để quang hợp từ ánh sáng mặt trời. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với quy luật tự nhiên.
Đáng lẽ loại cây phải chết nhưng tại sao nó vẫn có thể tồn tại được?
Loài cây sống ký sinh
Theo nhà sinh vật học Zane Moore, có sự giải thích khoa học về sự tồn tại của loài “cây ma” này tại khu vực rừng ven biển California.
Cây gỗ hồng bạch tạng là một loài cây cực hiếm, hiện nay chỉ có 406 số cây trên toàn thế giới. Vì vậy, các nhà khoa học gặp không ít khó khăn khi tìm loài cây này để nghiên cứu.
Cây này sở hữu bộ gen có tới 32 tỷ cặp cơ bản (ở con người là 3,2 ty cặp). Mỗi nhiễm sắc thể có tới 6 bản sao chứ không phải hai như những loài cây khác. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể sắp trình tự bộ gen của cây gỗ hồng hay bất cứ manh mối nào về loại đột biến khiến cho chúng bị bạch tạng.
Cây gỗ hồng có khả năng đặc biệt: tự nhân bản. Các lớp thực vật ở sát nhau giao tiếp nhờ bộ rễ dài. Trong mùa đông lạnh giá, chúng chia sẻ chất dinh dưỡng với nhau. Các nhà khoa học đã chứng minh điều này bằng cách đổ thuốc nhuộm vào những cây ở một bên lùm cây. Sau một thời gian, thuốc nhuộm lan tỏa đến các cây khác thông qua mạng lưới rễ.
Sự hợp tác và cộng sinh này sẽ chấm dứt khi mùa hè xuất hiện. Lúc đó, mỗi cây phải tự mình tồn tại. Những cây không thể quang hợp để tồn tại sẽ bị loại khỏi hệ thống chia sẻ chất dinh dưỡng qua hệ thống rễ và chết dần khi mua thu đến.
Theo nhà sinh vật học Moore, cây gỗ hồng bạch tạng tồn tại bằng cách hút chất dinh dưỡng từ các cây khỏe mạnh ở xung quanh. Chính vì vậy, chúng còn được coi là loài ký sinh và được gọi là “cây ma cà rồng“.
Chẳng lẽ, cây gỗ hồng chấp nhận một loài cây sống ký sinh từ năm này qua năm khác trên chúng như vậy?
Tự đầu độc chính mình để đổi lấy chất dinh dưỡng
Cây gỗ hồng bạch tạng bé nhỏ sinh sống ở giữa những cây cao chót vót. Chúng thường “chọn” những nơi có điều kiện kém thuận lợi và áp lực môi trường thuận lợi cho sự phát triển của sự đột biến.
Kết quả phân tích mẫu vật cho thấy, lá của cây bạch tạng chứa những kim loại nặng: đồng, nicke và hỗn hợp cadimi. Trong cây bạch tạng, hàm lượng kim loại nặng cào gấp từ 2 cho đến 10 lần so với những cây là kim màu xanh khỏe mạnh khác.
Theo Moore, cây bạch tạng hút nhiều nước hơn do cấu tạo đặc biệt của chúng. Chính vì vậy, hàm lượng kim loại nặng chảy qua thân cây tăng lên. Đây là cách chúng “tự đầu độc mình” để đổi lấy chất dinh dưỡng từ những cây xanh xung quanh.
Nhà sinh vật học Moore dự định đưa ra giả thuyết rằng, cây gỗ hồng bạch tạng có mối quan hệ cộng sinh với những đồng loại khỏe mạnh hơn. Trong mối quan hệ đó, chúng đảm nhận vai trò là nơi lưu trữ chất độc để đổi lấy lượng đường cần thiết, đủ để sinh tồn.
Moore sẽ tiến hành trồng thí nghiệm loại cây gỗ hồng bạch tạng và cây gỗ hồng lá xanh trong phòng nghiệm với nickel để kiểm tra về mối quan hệ cộng sinh này. Liệu chúng có hợp tác phát triển với nhau không, những cây xanh xung quanh có khỏe mạnh hơn khi có những cây bạch tạng ở gần không.
Bên cạnh đó, Moore còn muốn xác định rõ về nguồn gốc kim loại nặng có trong cây bạch tạng. Nó có sẵn hay được chúng hấp thu từ đất. Nếu giả thuyết những cây bạch tạng hút kim loại nặng từ nước là đúng thì Moore hy vọng có thể trồng chúng ở những khu vực bị ô nhiễm nhằm làm sạch đất khỏi những kim loại gây độc cho cây lá xanh.
Điều này cần thời gian để nghiên cứu, nhưng trước mắt loài cây bạch tạng này cần được bảo vệ khỏi sự tò mò của nhiều người hiếu kỳ. Thậm chí, một số người còn muốn sở hữu chúng để có cây Giáng sinh màu trắng tự nhiên trong dịp Noel.